Bài giảng 2: Tổ hợp afin

Lesson Attachments

Một tổ hợp afin của các vector là một dạng đặc biệt của tổ hợp tuyến tính. Cho các vector (hoặc “điểm”) \mathbf{v}_1,\mathbf{v}_2,\ldots,\mathbf{v}_p trong \mathbb{R}^n và các hệ số vô hướng c_1,\ldots,c_p, một tổ hợp afin của \mathbf{v}_1,\mathbf{v}_2,\ldots,\mathbf{v}_p là một tổ hợp tuyến tính:

c_1\mathbf{v}_1+\cdots+c_p\mathbf{v}_p

sao cho các hệ số thỏa mãn điều kiện c_1+\cdots+c_p=1.

Định nghĩa

Tập hợp tất cả các tổ hợp afin của các điểm trong một tập S được gọi là bao afin (hoặc miền afin) của S, ký hiệu là aff S.

Bao afin của một điểm duy nhất \mathbf{v}_1 chỉ là tập \{\mathbf{v}_1\}, vì nó có dạng c_1\mathbf{v}_1 với c_1=1. Bao afin của hai điểm phân biệt thường được viết theo một cách đặc biệt. Giả sử \mathbf{y}=c_1\mathbf{v}_1+c_2\mathbf{v}_2 với c_1+c_2=1. Đặt t=c_2, khi đó c_1=1-c_2=1-t. Vậy bao afin của \{\mathbf{v}_1,\mathbf{v}_2\} là tập:

(1)   \begin{equation*}y=(1-t)\mathbf{v}_1+t\mathbf{v}_2,\qquad t\in\mathbb{R}\end{equation*}

Tập hợp này bao gồm \mathbf{v}_1 (khi t=0) và \mathbf{v}_2 (khi t=1). Nếu \mathbf{v}_2=\mathbf{v}_1, thì biểu thức trên lại chỉ mô tả một điểm duy nhất. Ngược lại, biểu thức đó mô tả đường thẳng đi qua \mathbf{v}_1\mathbf{v}_2. Để thấy điều này, hãy viết lại biểu thức (1) dưới dạng:

\mathbf{y}=\mathbf{v}_1+t(\mathbf{v}_2-\mathbf{v}_1)=\mathbf{p}+t\mathbf{u},\qquad t\in\mathbb{R}

trong đó p=\mathbf{v}_1\mathbf{u}=\mathbf{v}_2-\mathbf{v}_1. Tập hợp tất cả các bội của \mathbf{u} là Span{u}\text{Span} {u}, tức là đường thẳng đi qua \mathbf{u} và gốc tọa độ. Khi cộng thêm \mathbf{p} vào mỗi điểm trên đường thẳng này, ta dịch chuyển \text{Span}\,{\mathbf{u}} thành đường thẳng đi qua \mathbf{p} và song song với đường qua \mathbf{u} và gốc tọa độ. Xem hình 1.

Hình 1

Hình 2 sử dụng các điểm ban đầu \mathbf{v}_1\mathbf{v}_2, và minh họa aff \{\mathbf{v}_1,\mathbf{v}_2\} như là đường thẳng đi qua \mathbf{v}_1\mathbf{v}_2.

Hình 2

Lưu ý rằng, trong khi điểm \mathbf{y} trong hình 2 là một tổ hợp afin của \mathbf{v}_1\mathbf{v}_2, thì điểm \mathbf{y}-\mathbf{v}_1 lại bằng t(\mathbf{v}_2-\mathbf{v}_1), tức là một tổ hợp tuyến tính (thực chất là một bội) của \mathbf{v}_2-\mathbf{v}_1. Mối liên hệ giữa \mathbf{y}\mathbf{y}-\mathbf{v}_1 này đúng với mọi tổ hợp afin của các điểm, như định lý sau đây sẽ chỉ ra.

Định lý 1

Một điểm \mathbf{y}\in\mathbb{R}^n là một tổ hợp afin của các điểm \mathbf{v}_1,\dots,\mathbf{v}_p\in\mathbb{R}^n nếu và chỉ nếu \mathbf{y}-\mathbf{v}_1 là một tổ hợp tuyến tính của các điểm đã được tịnh tiến \mathbf{v}_2-\mathbf{v}_1,\dots,\mathbf{v}_p-\mathbf{v}_1.

Chứng minh: Nếu \mathbf{y}-\mathbf{v}_1 là một tổ hợp tuyến tính của các vectơ \mathbf{v}_2-\mathbf{v}_1,\dots,\mathbf{v}_p-\mathbf{v}_1, thì tồn tại các hệ số c_2,\dots,c_p sao cho:

(2)   \begin{equation*}\mathbf{y}-\mathbf{v}_1=c_2(\mathbf{v}_2-\mathbf{v}_1)+\cdots+c_p(\mathbf{v}_p-\mathbf{v}_1\end{equation*}

Khi đó,

(3)   \begin{equation*}y=(1-c_2-\cdots-c_p)\mathbf{v}_1+c_2\mathbf{v}_2+\cdots+c_p\mathbf{v}_p\end{equation*}

và tổng các hệ số trong tổ hợp tuyến tính này bằng 1. Vì thế, \mathbf{y} là một tổ hợp afin của các điểm \mathbf{v}_1,\dots,\mathbf{v}_p. Ngược lại, giả sử:

(4)   \begin{equation*}\mathbf{y}=c_1\mathbf{v}_1+c_2\mathbf{v}_2+\cdots+c_p\mathbf{v}_p\end{equation*}

với điều kiện c_1+\cdots+c_p=1. Vì c_1=1-c_2-\cdots-c_p, ta có thể viết lại phương trình trên giống như (3), và từ đó dẫn đến \mathbf{y}-\mathbf{v}_1=c_2(\mathbf{v}_2-\mathbf{v}_1)+\cdots+c_p(\mathbf{v}_p-\mathbf{v}_1), cho thấy rằng \mathbf{y}-\mathbf{v}_1 là một tổ hợp tuyến tính của các \mathbf{v}_2-\mathbf{v}_1,\dots,\mathbf{v}_p-\mathbf{v}_1.

Trong phát biểu của định lý 1, điểm \mathbf{v}_1 có thể được thay thế bởi bất kỳ điểm nào khác trong danh sách \mathbf{v}_1,\dots,\mathbf{v}_p; chỉ có phần ký hiệu trong chứng minh là thay đổi.

Ví dụ 1: Cho các vectơ \mathbf{v}_1=\begin{bmatrix}1\\2\end{bmatrix},\,\mathbf{v}_2=\begin{bmatrix}2\\5\end{bmatrix},\,\mathbf{v}_3=\begin{bmatrix}1\\3\end{bmatrix},\,\mathbf{v}_4=\begin{bmatrix}-2\\2\end{bmatrix},\,\mathbf{y}=\begin{bmatrix}4\\1\end{bmatrix}. Nếu có thể, hãy viết \mathbf{y} dưới dạng một tổ hợp afin của \mathbf{v}_1,\mathbf{v}_2,\mathbf{v}_3 \mathbf{v}_4.

Giải: Tính các điểm đã dịch chuyển:

\begin{matrix}\mathbf{v}_2-\mathbf{v}_1=\begin{bmatrix}1\\3\end{bmatrix}&\mathbf{v}_3-\mathbf{v}_1=\begin{bmatrix}0\\1\end{bmatrix}&\mathbf{v}_4-\mathbf{v}_1=\begin{bmatrix}-3\\0\end{bmatrix}&\mathbf{y}-\mathbf{v}_1=\begin{bmatrix}3\\-1\end{bmatrix}\\\end{matrix}

Tìm các hệ số c_2,c_3,c_4 sao cho

(5)   \begin{equation*}c_2(\mathbf{v}_2-\mathbf{v}_1)+c_3(\mathbf{v}_3-\mathbf{v}_1)+c_4(\mathbf{v}_4-\mathbf{v}_1)=\mathbf{y}-\mathbf{v}_1\end{equation*}

Tạo ma trận mở rộng và biến đổi sơ cấp

\begin{bmatrix}1&0&-3&3\\3&1&0&-1\\\end{bmatrix}\sim\begin{bmatrix}1&0&-3&3\\0&1&9&-10\\\end{bmatrix}

Dễ thấy hệ phương trình có nghiệm tổng quát c_2=3c_4+3,\,c_3=-9c_4-10 với c_4 tùy ý. Với c_4=0:

y-\mathbf{v}_1=3(\mathbf{v}_2-\mathbf{v}_1)-10(\mathbf{v}_3-\mathbf{v}_1)+0(\mathbf{v}_4-\mathbf{v}_1)

\mathbf{y}=8\mathbf{v}_1+3\mathbf{v}_2-10\mathbf{v}_3

Một ví dụ khác, chọn c4=1c_4 = 1. Khi đó c_2=6c_3=-19, khi đó

\mathbf{y}-\mathbf{v}_1=6(\mathbf{v}_2-\mathbf{v}_1)-19(\mathbf{v}_3-\mathbf{v}_1)+1(\mathbf{v}_4-\mathbf{v}_1)

Trong khi phương pháp trong ví dụ 1 có thể áp dụng cho bất kỳ điểm nào \mathbf{v}_1,\mathbf{v}_2,\ldots,\mathbf{v}_p\in\mathbb{R}^n, thì câu hỏi có thể được trả lời một cách trực tiếp hơn nếu các điểm được chọn \mathbf{v}_i tạo thành một cơ sở của \mathbb{R}^n. Ví dụ, giả sử \ss=\{\mathbf{b}_1,\ldots,\mathbf{b}_n\} là một cơ sở như vậy. Khi đó, bất kỳ \mathbf{y}\in\mathbb{R}^n đều có thể được biểu diễn một cách duy nhất dưới dạng tổ hợp tuyến tính của \mathbf{b}_1,\ldots,\mathbf{b}_n. Tổ hợp tuyến tính đó là tổ hợp afin của các vectơ \mathbf{b}_i nếu và chỉ nếu tổng các hệ số (hay trọng số) bằng 1. (Các hệ số này chính là tọa độ theo cơ sở \ss của \mathbf{y}.)

Ví dụ 2: Cho \mathbf{b}_1=\begin{bmatrix}4\\0\\3\end{bmatrix},\,\mathbf{b}_2=\begin{bmatrix}0\\4\\2\end{bmatrix},\,\mathbf{b}_3=\begin{bmatrix}5\\2\\4\end{bmatrix},\,\mathbf{p}_1=\begin{bmatrix}2\\0\\0\end{bmatrix},\,\mathbf{p}_2=\begin{bmatrix}1\\2\\2\end{bmatrix}. Tập \ss=\{\mathbf{b}_1,\mathbf{b}_2,\mathbf{b}_3\} là một cơ sở cho \mathbb{R}^3. Xác định xem các điểm \mathbf{p}_1\mathbf{p}_2 có phải là tổ hợp afin của các điểm trong B hay không.

Giải: Tìm tọa độ \ss của \mathbf{p}_1\mathbf{p}_2. Hai phép tính này có thể được kết hợp bằng cách rút gọn hàng của ma trận \begin{bmatrix}\mathbf{b}_1&\mathbf{b}_2&\mathbf{b}_3&\mathbf{p}_1&\mathbf{p}_2\\\end{bmatrix}, với hai cột tăng cường:

\begin{bmatrix}4&0&5&2&1\\0&4&-2&0&2\\3&2&4&0&2\end{bmatrix}\rightarrow\begin{bmatrix}1&0&0&-2&2/3\\0&1&0&-1&2/3\\0&0&1&2&-1/3\end{bmatrix}

Đọc cột 4 để xây dựng \mathbf{p}_1, và đọc cột 5 để xây dựng \mathbf{p}_2:

\mathbf{p}_1=-2\mathbf{b}_1-\mathbf{b}_2+2\mathbf{b}_3

\mathbf{p}_1=\frac{2}{3}\mathbf{b}_1+\frac{2}{3}\mathbf{b}_2-\frac{1}{3}\mathbf{b}_3

Tổng các hệ số trong tổ hợp tuyến tính cho \mathbf{p}_1-1, không phải 1, nên \mathbf{p}_1 không phải là tổ hợp afin của các \mathbf{b}. Tuy nhiên, \mathbf{p}_2 là tổ hợp afin của các \mathbf{b}, vì tổng các hệ số của \mathbf{p}_2 là 1.

ĐỊNH NGHĨA

Một tập hợp S được gọi là afin nếu với mọi \mathbf{p},\mathbf{q}\in S thì (1-t)\mathbf{p}+t\mathbf{q}\in S với mọi số thực t.

Về mặt hình học, một tập hợp là afin nếu khi hai điểm nằm trong tập, thì toàn bộ đường thẳng đi qua hai điểm đó cũng nằm trong tập. (Nếu S chỉ chứa một điểm \mathbf{p}, thì đường thẳng đi qua \mathbf{p}\mathbf{p} chỉ là một điểm — một “đường thẳng suy biến”.) Về mặt đại số, để một tập hợp S là afin, định nghĩa yêu cầu rằng mọi tổ hợp afin của hai điểm thuộc S cũng phải thuộc S. Một điều đáng chú ý là điều kiện này tương đương với việc yêu cầu S chứa mọi tổ hợp afin của bất kỳ số lượng điểm nào trong S.

ĐỊNH LÝ 2

Một tập hợp S là afin nếu và chỉ nếu mọi tổ hợp afin của các điểm trong S đều thuộc S.
Nói cách khác, S là afin nếu và chỉ nếu S=\text{aff}\,S.

Chứng minh: Giả sử S là một tập afin và sử dụng phương pháp quy nạp theo số lượng mm điểm của S xuất hiện trong một tổ hợp afin. Khi m=1 hoặc m=2, một tổ hợp afin của mm điểm trong S thuộc về S, theo đúng định nghĩa của tập afin. Giờ giả sử rằng mọi tổ hợp afin của k điểm trở xuống trong S đều nằm trong S, và xét tổ hợp afin của k+1 điểm. Lấy \mathbf{v}_i\in S với i=1,\dots,k+1, và đặt \mathbf{y}=c_1\mathbf{v}_1+\dots+c_k\mathbf{v}_k+c_{k+1}\mathbf{v}_{k+1} với c_1+\dots+c_{k+1}=1. Vì tổng các hệ số bằng 1, nên ít nhất một trong các hệ số này phải khác 1. Bằng cách đánh lại chỉ số cho các \mathbf{v}_ic_i nếu cần, ta có thể giả sử c_{k+1}\neq 1. Đặt t=c_1+\dots+c_k. Khi đó t=1-c_{k+1}\neq 0, và ta viết lại \mathbf{y} như sau:

(6)   \begin{equation*}\mathbf{y}=(1-c_{k+1})\left(\frac{c_1}{t}\mathbf{v}_1+\dots+\frac{c_k}{t}\mathbf{v}_k\right)+c_{k+1}\mathbf{v}_{k+1}\end{equation*}

Theo giả thuyết quy nạp, điểm \mathbf{z}=(c_1/t)\mathbf{v}_1+\dots+({c_k}/t)\mathbf{v}_k nằm trong S vì tổng các hệ số bằng 1. Như vậy, \mathbf{y} là tổ hợp afin của hai điểm \mathbf{z}\mathbf{v}_{k+1} trong S, nên \mathbf{y}\in S. Theo nguyên lý quy nạp, mọi tổ hợp afin của các điểm thuộc S đều nằm trong S. Nói cách khác, \text{aff}\,S\subseteq S. Nhưng chiều ngược lại, S\subseteq\text{aff}\,S, luôn đúng theo định nghĩa. Do đó, nếu S là afin thì S=\text{aff}\,S. Ngược lại, nếu S=\text{aff}\,S, thì mọi tổ hợp afin của hai (hoặc nhiều hơn) điểm trong S đều thuộc S, do đó S là afin.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 039.2266.928
Khóa học Toefl
Phone now