Bài giảng 10: Hệ Tọa Độ

Lesson Attachments

(Nếu công thức chưa load được hoặc mờ, các bạn ấn refresh để công thức hiện và rõ nét hơn nhé!)

Một lý do quan trọng để xác định một cơ sở \ss cho một không gian vector V là để áp đặt một hệ tọa độ lên V. Phần này sẽ cho thấy rằng nếu \ss chứa n vector, thì hệ tọa độ này sẽ làm cho V hoạt động giống như \mathbb{R}^n. Nếu V vốn dĩ đã là \mathbb{R}^n, thì \ss sẽ xác định một hệ tọa độ mới, cung cấp một cái nhìn khác về V.

Sự tồn tại của các hệ tọa độ dựa trên kết quả cơ bản sau đây.

Định lý 8: Định lý Biểu Diễn Duy Nhất

Cho \ss=\{\mathbf{b}_1,\dots,\mathbf{b}_n\} là một cơ sở của không gian vector V. Khi đó, với mỗi vector \mathbf{x} trong V, tồn tại duy nhất một bộ số vô hướng c_1,\dots,c_n sao cho:

(1)   \begin{equation*}\mathbf{x}=c_1\mathbf{b}_1+\dots+c_n\mathbf{b}_n\end{equation*}

Chứng minh\ss sinh V, nên tồn tại các số vô hướng d_1,d_2,\dots,d_n sao cho phương trình (1) đúng.

Giả sử cũng tồn tại một biểu diễn khác của \mathbf{x}

\mathbf{x}=d_{1}\mathbf{b_{1}}+\dots+d_n\mathbf{b}_n

Khi đó, trừ hai phương trình này cho nhau, ta có:

(2)   \begin{equation*}\mathbf{0}=\mathbf{x}-\mathbf{x}=(c_1-d_1)\mathbf{b}_1+\dots+(c_n-d_n)\mathbf{b}_n\end{equation*}

\ss là một tập độc lập tuyến tính, các hệ số phải bằng 0: c_j-d_j=0,\quad\forall j=1,2,\dots,n .

Do đó, c_j=d_j với mọi j, chứng minh rằng biểu diễn của \mathbf{x} là duy nhất.

Định nghĩa

Giả sử \ss=\{\mathbf{b}_1,\dots,\mathbf{b}_n\} là một cơ sở của không gian vector V\mathbf{x} là một phần tử trong V. Các tọa độ của \mathbf{x} theo cơ sở \ss (hay tọa độ \ss của \mathbf{x}) là các hệ số c_1,\dots,c_n sao cho: \mathbf{x}=c_1\mathbf{b}_1+\dots+c_n\mathbf{b}_n .

Nếu c_1,\dots,c_n là tọa độ \ss của \mathbf{x}, thì vector trong \mathbb{R}^n:

[\mathbf{x}]_{\ss}=\begin{bmatrix}c_1\\\vdots\\c_n\end{bmatrix}

được gọi là vector tọa độ của \mathbf{x} theo cơ sở \ss . Ánh xạ: \mathbf{x}\mapsto[\mathbf{x}]_{\ss} được gọi là ánh xạ tọa độ (do \ss xác định).

Ví dụ 1: Xét cơ sở \ss=\{\mathbf{b_1,b_2}\} của \mathbb{R}^2, trong đó: \mathbf{b}_1=\begin{bmatrix}1\\0\end{bmatrix}\mathbf{b}_2=\begin{bmatrix}-2\\3\end{bmatrix}. Giả sử một vector \mathbf{x} trong \mathbb{R}^2 có vector tọa độ B là: [x]_{\ss}=\begin{bmatrix}-2\\3\end{bmatrix}. Tìm \mathbf{x}.

Giải: Các tọa độ \ss của \mathbf{x} cho biết cách xây dựng \mathbf{x} từ các vector trong \ss :

\mathbf{x}=(-2)\mathbf{b_{1}}+3\mathbf{b_{2}}=(-2)\begin{bmatrix}1\\0\end{bmatrix}+3\begin{bmatrix}1\\2\end{bmatrix}=\begin{bmatrix}1\\6\end{bmatrix}

Ví dụ 2: Các phần tử trong vector \mathbf{x}=\begin{bmatrix}1\\6\end{bmatrix} chính là tọa độ của \mathbf{x} theo cơ sở tiêu chuẩn E=\{\mathbf{e_1,e_2}\}, vì:

\begin{bmatrix}1\\6\end{bmatrix}=1\begin{bmatrix}1\\0\end{bmatrix}+6\begin{bmatrix}0\\1\end{bmatrix}=1\mathbf{e_{1}}+6\mathbf{e_{2}}

Do đó, nếu E=\{\mathbf{e_1,e_2}\}, thì \begin{bmatrix}\mathbf{x}\end{bmatrix}_{E}=\mathbf{x}.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 039.2266.928
Khóa học Toefl
Phone now