Bài giảng 37: Lũy thừa của một ma trận

Lesson Attachments

Việc đường chéo hóa một ma trận giúp việc tính lũy thừa của ma trận đó trở nên dễ dàng hơn. Giả sử ma trận A có thể đường chéo hóa, và xét

A^{2}=(S\Lambda S^{-1})(S\Lambda S^{-1})=S\Lambda^{2}S^{-1}

Trong ví dụ với ma trận 2×2, Λ2 đơn giản là

\begin{pmatrix}\lambda _{1}&0\\0&\lambda _{2}\\\end{pmatrix}\begin{pmatrix}\lambda _{1}&0\\0&\lambda _{2}\\\end{pmatrix}=\begin{pmatrix}\lambda _{1}^{2}&0\\0&\lambda _{2}^{2}\\\end{pmatrix}.

Nhìn chung, \Lambda^p có các giá trị riêng được nâng lên lũy thừa p trên đường chéo, và

A^p=SA^pS^{-1}.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Từ phép tính vi phân, hàm số mũ đôi khi được định nghĩa từ chuỗi lũy thừa

e^{x}=1+x+\frac{1}{2!}x^{2}+\frac{1}{3!}x^{3}+....

Tương tự, hàm mũ ma trận của một ma trận A n×n có thể được định nghĩa bởi

e^{A}=I+A+\frac{1}{2!}A^{2}+\frac{1}{3!}A^{3}+....

Nếu A có thể đường chéo hóa, chứng minh rằng

e^{A}=Se^{\Lambda}S^{-1},

ở đây

e^{A}=\begin{pmatrix}e^{\lambda _{1}}&0&\cdots&0\\0&e^{\lambda _{2}}&\cdots&0\\\vdots&\vdots&\ddots&\vdots\\0&0&\cdots&e^{\lambda _{n}}\\\end{pmatrix}.

LỜI GIẢI VÀ ĐÁP ÁN

Câu 1:

e^{A}=e^{S\Lambda S^{-1}}=I+S\Lambda S^{-1}+\frac{S\Lambda^{2}S^{-1}}{2!}+\frac{S\Lambda^{3}S^{-1}}{3!}+\cdots\\\\=S(I+\Lambda+\frac{\Lambda^{2}}{2!}+\frac{\Lambda^{3}}{3!}+\cdots)S^{-1}=Se^{\Lambda}S^{-1}

Vì Λ là một ma trận đường chéo, nên các lũy thừa của Λ cũng là các ma trận đường chéo với các phần tử trên đường chéo được nâng lên lũy thừa tương ứng. Mỗi phần tử trên đường chéo của eΛ chứa một chuỗi lũy thừa có dạng

1+\lambda _{1}+\frac{\lambda _{i}^{2}}{2!}+\frac{\lambda _{i}^{3}}{3!}+...,

đây chính là chuỗi lũy thừa của e^{\lambda _{1}}.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 039.2266.928
Khóa học Toefl
Phone now